Cách nấu giả cầy " chân giò heo" , đậm đà hương vị xứ bắc, cực chuẩn & chất, đúng kiểu " đặc sản " vang danh vùng đất Thành Nam.
Phở Bò , Nem Nắm, Bún Đũa, Xôi Xíu, Bánh Gai, Bánh Gối, Bánh Xíu Páo, Bánh Cuốn Làng Kênh, Bún Chả Hàng Đồng, Kẹo Sìu Châu, Bánh Nhãn Hải Hậu, Kẹo Dồi, Chè Kho,... Được chế biến theo công thức gia truyền, những món đặc sản vang danh vùng đất Nam Định.
Trong những món ăn làm nên " thương hiệu đặc sản Thành Nam " còn có món ăn dân dã phổ biến được nhiều gia đình yêu thích, chế biến tương đối công phu, món này mà ăn với bún trong những ngày đông giá rét phải nói là " ngon quéo lưỡi ".
Chân giò nấu giả cầy vừa là món ăn ngon tại quán vừa có thể " nấu tại nhà ", dùng tiếp khách lai rai tâm sự, hoặc đơn giản cùng nhau quây quần thưởng thức bữa cơm gia đình đầm ấm.
Hôm nay Gia Bảo chia sẻ cùng đầu bếp cách nấu món giả cầy " chân giò heo" , đậm đà hương vị xứ bắc, cực chuẩn & chất, đúng kiểu " đặc sản " vang danh vùng đất Thành Nam.
Bước 1 chuẩn bị nguyên liệu & dụng cụ chế biến món " Giả cầy chân giò heo ".
- Chân giò 1 cái
- Riềng 1 củ tầm 1 lạng, mẻ 5 muỗng canh, mắm tôm 3 muỗng canh, nghệ 1 củ nhỏ ( tạo màu )
- Ăn kèm Bún tươi hoặc bánh mì , rau thơm ( ngổ hương hay còn gọi là ngò ôm, lá mơ, rau húng )
Bước 2 cùng vào bếp chế biến món ngon " chân giò heo nấu giả cầy.
Giò heo để nguyên cái cuốn giấy báo hoặc bọc rơm nướng trên lửa than đến khi lớp da bên ngoài vàng đều. Hoặc cũng thể mua chân giò thui sẵn tại một số khu vực chợ truyền thống chuyên bán món miền bắc. Bước kế tiếp chúng ta đem chân giò heo đã thui nướng, rửa sạch vào cạo bỏ phần da nếu bị cháy. Sau đó chặt miếng vừa ăn, chú ý khi chặt mỗi miếng thịt đều gắn với phần da ( tạo độ ngon độc đáo cho món này ). Củ riềng & nghệ rửa sạch, thái sơ, giã hoặc xay nhuyễn. Cho hỗn hợp riềng nghệ, mắm tôm, mẻ lọc trên rây vào nồi giò heo đã chặt. Trộn đều và ướp trong vòng 30 phút cho thấm đều gia vị. Sau đó để nồi nguyên liệu trên bếp lửa lớn, xào cho đến khi thấy thịt săn lại thì đổ thêm nước, xâm xấp mặt thịt. Nấu khoảng 30 phút trong lửa vừa sau đó tắt bếp nêm nếm lại là có thể ăn. Nhưng ngon nhất nên nấu 2 lửa, nghĩa là nấu lần 1 rồi để nguội, sau đó khi ăn thì nấu lại lần 2.
Thành phẩm phần thịt phải đảm bảo mềm, ngấm gia vị, phần da màu vàng, khi ăn giòn sừn sựt và có mùi hun khói, nước giả cầy màu vàng và có độ sánh, có vị chua chua của mẻ, đậm đà của mắm tôm, và chút cay của riêng.
Đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc, không thể thiếu trong các bữa cỗ bàn và những khi tiết trời se lạnh, được thưởng thức tô bún giả cầy nóng hổi, thì còn gì bằng,...
Nào các " đầu bếp gia đình " hãy vào bếp " trổ tài nấu nướng " mời cả nhà cùng thưởng thức, cảm nhận hương vị món đặc sản vang danh vùng đất Thành Nam.