Làm việc với trang quản trị web WordPress ( theme, menu, post, page, product, widget, plugin,... )

Trang quản trị web WordPress Là nơi quản lý toàn bộ hoạt động trên website sử dụng nền tảng WordPress của bạn, trang quản trị web WordPress giúp chúng ta thêm sửa, xoá giao diện, tạo menu, cài đặt plugin, tùy biến widget, đăng bài viết, sản phẩm, tạo thêm trang tĩnh và sửa, xoá khi cần. 

 Hình ảnh minh họa bảng điều khiển - trang quản trị web wordpress MMO - So sánh giá của Gia Bảo.

Dashboard - Bảng Điều Khiển Nơi Thiết Kế Giao Diện Web Wordpress, Cấu Hình Widget, Viết Bài, Đăng Sản Phẩm,  Cài Đặt Plugin,...   :

Sau khi đăng nhập vào tài khoản trang quản trị web WordPress của bạn. giao diện hiển thị đầu tiên chính là bên trang bảng điều khiển hay còn gọi Dashboard được bố trí các module tính năng giúp chúng ta đăng bài sửa xoá và thiết kế giao diện WordPress, bố trí & cấu trúc  các thành phần, menu module của Dashboard như sau :

Phần I : Bố trí & thành phần trang quản trị :

A. Thanh menu ngang : Liên kết đến trang chủ, điều hướng đến các tính năng trên trang quản trị.

B. Thanh menu dọc ( left side bar ) chứa các module tính năng điều khiển cơ bản như sau :

  • Post : Nơi quản lý bài viết trên trang web WordPress của bạn 
  • Media : Lưu trữ file hình ảnh, video.
  • Pages : Nơi bạn có thể tạo thêm trang tĩnh cho web ( ví dụ trang liên hệ, trang giới thiệu, trang điều khoản,... )
  • Comments : Quản lý bình luận trên website
  • Appearance  : Module chứa các tính năng quan trọng giúp bạn chỉnh sửa, thiết kế , tùy biến giao diện web WordPress như ( Themes / Customize / Widgets / Menus / Header / Editor )
  • PLUGINS : Quản lý các tiện ích giúp bạn, cho phép cài đặt sửa, xoá, kích hoạt và upload file tiện ích.
  • USERS : Quản lý các thành viên quản trị web.
  • TOOLS : Công cụ liên quan đến việc nhập, xuất dữ liệu nội dung trên web giúp bạn sao chép và lưu trữ file dữ liệu đăng tải trên blog/web của bạn.
  • SETTINGS : Nơi bạn thiết lập  cấu hình cho giao diện website, bài viết, bình luận, liên kết tĩnh trên hiển thị trên trình duyệt.
 Hình ảnh minh họa Left Sidebar menu Dashboard  

C. Khu vực vực thông báo và vùng làm việc thao tác & chỉnh sửa

Hình ảnh minh họa : Khu vực thông báo bên phải bảng điều khiển Dashboard - trên trang quản quản trị Web WordPress

Phần II : Làm việc với trang quản trị :

II.1. Chỉnh Sửa Giao Diện WordPress :

Làm quen với Module Appearance  làm việc với giao diện  , bao gồm các tính năng.

  • Themes { Giao diện }
  • Customize { Tùy Biến }
  • Widgets
  • Menus
  • Header  { Tiêu đề }
  • Editor { Sửa giao diện }

 Hình ảnh Module
Appearance - Việt Hóa ( Giao Diện : Giao diện | Tùy biến  

Bạn đã sẵn sàng chưa ?, nào hãy cùng Gia Bảo chúng ta cùng nhau tìm hiểu thủ thuật  Cài giao diện sẵn có, thêm giao diện mới vào WordPress thôi nào...

II.1. 1 Themes : 

Để kích hoạt cài mới giao diện Bạn chọn Appearance  Themes (  tại đây bạn có thế quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) bạn đang sở hữu. Nó cũng được tích hợp tính năng tìm kiếm theme có sẵn trong thư viện của WordPress tại trang WordPress.org .)

Ban đầu trong trang quản lý giao diện WordPress chỉ bao gồm 3 giao diện gốc của wordpress : 

  1. Twenty SixTeen 
  2. Twenty Fifteen
  3. Twenty Fourteen

Là 3 giao diện cơ bản và gọn nhẹ, có sẵn trong trang quản trị web WordPress, tính năng không gì cả. Người sử dụng nền tảng hầu như không sử dụng. Vậy chúng có tác dụng gì ? Đó là trong quá trình cài đặt giao diện yêu thích của bạn nếu nó bị lỗi. Hãy sử dụng giao diện gốc để kích hoạt  

🍚 Thêm giao diện mới :

Bạn chọn  Appearance  Themes ➠ Add New ➠ Upload them


Hình ảnh minh họa thêm mới giao diện Wordpress

Sau khi hoàn thành bước cài đặt và kích hoạt giao diện cho web WordPress của bạn. Chúng ta sẽ tiếp tục cấu hình chỉnh sửa bổ sung các thành phần cho giao diện WordPress bao gồm Tạo menu, thêm widget, bổ sung plugin, hoặc bạn cũng có thể can thiệp trực tiếp vào soucre code của giao diện worldpress mà bạn đang sử dụng 

Xem thêm bài viết liên quan : https://www.digitalnomad.vn/2021/09/kiem-tien-online-voi-rehub-theme-wordpresssmon1o.html

II.1.2 Menus : 

Để tạo menu mới cho giao diện Bạn chọn Appearance Menus ( Đây là khu vực mà bạn dùng chỉnh sửa và quản lý hệ thống menu hiển thị trên website của bạn )

  • Kế đến bạn đặt tên cho thanh menu ( chọn Primary Menu , nếu muốn nó hiện lên trên phần Header của website )
  • Tiếp tục bạn chọn thành phần liên kết điều hướng để thêm vào menu. 
  • Cuối cùng bạn di chuyển sắp xếp lại vị trí, thứ tự chuyên mục, link liên kết cần hiển thị trên menu. Lưu lại để hoàn tất. 

 Hình ảnh khu vực thao tác - chỉnh sửa Menu
 

Hình ảnh minh họa - Khu vực thao tác sửa Menu
 
 Cấu Trúc Menu cần sửa [ loại Primary Menu : Menu hiển thị đầu trang ]  

 Thiết Lập Menu

  Thêm liên kết vào menu [ Bạn chọn loại liên kết cần thêm vào cấu trúc menu bên phải ]

 Menu trước khi chỉnh sửa

 Thêm liên kết tự tạo 🍚 Ngách 1368 vào cấu trúc Menu 
 
 Xóa thành phần thừa 
 
Menu hoàn thành sau khi thêm, sửa xóa các thành phần thừa

II.1.3 Widget : 

Widget là thành phần giúp bổ sung các tính năng được chủ web tùy biến,  thêm vào vị trí bất kỳ trên website  nhằm bổ tính năng  ( Widget không phải là các Plugin ). Widget thường được chèn vào các vị trí như sidebar, footer, và những vị trí theo ý đồ riêng của web designer. 

Widget Không sử dụng : bạn có thể kéo widget vào đây để giữa các thiết lập, xóa wiget này khỏi sidebar.


 Thao tác kéo văn bản About 1368.com.vn vào vị trí Footer 1 trên giao diện.

Kết quả hiển thị trên chân trang website :

Bây giờ là hình ảnh minh họa, bước tiếp tục xử lý phần widget thừa tại vị footer 2 và footer 3.


 Kết quả trên trang Web :

🍚 Đang cập nhật

II.1.4 Plugin : 

Cài đặt Plugin : là những công cụ bổ sung các tính năng cho website WordPress, thay vì tự tay code web bạn có thể sử dụng plugin được cung cấp bởi những nhà lập trình , bên thứ 3 bằng cách tải chúng từ nhà cung cấp hoặc sử dụng các plugin có sẵn được cung cấp trong kho plugin của WordPress.Org  

🍚 Module Plugin bao gồm các chức năng :

  • Installed Plugins : Là nơi Quản lý các plugin hiện có, giúp bạn kích hoạt, hoặc tạm ngưng hoặc xóa nó ra khỏi thành phần trên trang Dashboard. 
  • Add New : Tính năng giúp bạn thêm mới một plugin vào bảng điều khiển. 
  • Editor : Tính năng giúp bạn can thiệp chỉnh sửa code của plugin, tuy nhiên chúng ta không nên can thiệp vào code plugin nếu không phải chuyên gia về code web.

🍚 2 cách cài đặt plugin trên trang quản trị web wordpress : 

  1. Cài đặt plugin trực tiếp qua Dashboard trên WordPress.org, đây là plugin có sẵn bạn chỉ cần vào mục Installed Plugins vào ô tìm kiếm search plugin cần cài, chọn nó và nhấn cài đặt, sau đó kích hoạt nó nếu muốn sử dụng.
  2. Cài đặt plugin bằng cách Upload file .zip có sẵn, đây là cách giúp bạn cài đặt các plugin không có trên WordPress.org mà từ bên thứ 3 bạn có thể mua, hoặc tải miễn phí file cài plugin dạng .zip, sau đó vào mục Plugins » Add New. Chọn tiếp Upload file, chọn plugin cần cài, ấn cài đặt và sau đó kích hoạt nó.

Ngoài ra nếu bạn là chuyên gia về thiết kế web bạn còn có thể Cài đặt plugin WordPress bằng FTP, tuy nhiên cách này chúng ta không cần ngâm cứu vì nó quá học thuật, lằng nhằng không phù hợp với người làm web viết blog với khả năng còn rất nhiều hạn chế.

Riêng với các bạn thiết kế web bằng WordPress.com nếu muốn cài thêm plugin sẽ phải trả thêm một khoản phí không nhỏ, số tiền phụ thuộc vào báo giá trên trang WordPress. com

Xem thêm bài viết chi tiết về plugin theo link sau : https://www.digitalnomad.vn/2021/06/plugin-hay-tien-ich-khong-thieu-cho-web-su-dung-nen-tang-wordpressPgF173.html 

II.1.5 Customize : 

Nếu theme web WordPress có thêm phần  Customize bạn có thể vào đây để tùy biến giao diện hiện hành bằng cách chỉnh sửa  CSS, bổ sung html div, có id, class mới...


 Hình ảnh minh họa Customize

🍚 Đang cập nhật

Phần III : Thủ thuật WordPress nâng cao

Dành cho chủ web rành code web, có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình php, css, javascript, html muốn tự tay thiết kế web theo phong cách riêng.

Muốn làm được điều này bạn cần thiết kế giao diện web bằng cách can thiệp trực tiếp vào soucre code Web bằng cách chọn tính năng Appearance editor.

Với nền tảng WordPress, nếu bạn không ràng code web có thể chọn cách mua theme WordPress thiết kế sẵn, hoặc thuê ngoài đơn vị thiết kế web theo yêu cầu, sau đó chỉ cần cài đặt, chỉnh sửa theo các bước trên là đã có thể quản lý và xây dựng phát triển nội dung web, bằng các viết bài đăng sản phẩm,...

Tuy nhiên, một ngày nào đó máu điên nổi lên bạn muốn " tự mình chỉnh sửa code theo ý riêng "  thì xin mời tìm hiểu tiếp về cấu trúc câu lệnh, cú pháp ngôn ngữ lập trình php, css, javascript, html sau đó mở Appearance editor . Bắt đầu vọc code.

🍚 Sau đây là file quan trọng trong hành trình khám phá thế giới code world press.

  • File style.css
  • File functions.php

Là 2 file cơ bản chứa đựng nhiều bí mật giúp bạn chỉnh sửa làm đẹp giao diện web của bạn.

Sau đây là 1 số file liên quan đến việc chỉnh sửa code bổ sung tính năng giúp bạn tùy biến trang theo ý muốn.

  • index.php 
  • header.php 
  • footer.php
  • sidebar.php
  • page.php 
  • Single.php
  • comments.php
  • content.php
  • content-page.php
  • search.php
  • content-search.php
  • archive.php

Dĩ nhiên đây mới chỉ là cấp độ chỉnh sửa code web được thiết kế bởi người khác còn nếu muốn tự tay thiết kế giao diện web từ " trang trắng tinh " thì bạn sẽ còn phải học nhiều. còn nếu muốn hoàn thiện từ khâu đầu đến khâu cuối " cài đặt hosting trỏ tên miền tạo web trang quản trị web wordpress thì còn phải học " nhiều nhiều nữa "

🍚 Dĩ nhiên nếu không theo nghề thiết kế web thì chỉ cần am hiểu các kỹ thuật tùy biến code có sẵn cũng đã là quá ngầu rồi.

Xem thêm chỉnh sửa code giao diện WordPress cơ bản theo link sau : https://www.digitalnomad.vn/2021/09/thu-thuat-sua-code-wordpress-co-banCryptobiz21.html

Phần IV : Kiếm từ website WordPress của bạn. 

Nếu bạn sử dụng WordPress.com tạo web viết blog miễn phí, hoặc bạn là người " tiền nhiều để làm gì ? Mua cái web viết lách cho đỡ buồn ?  Thì không cần bàn đến.

Nhưng nếu bạn muốn sở hữu web WordPress làm blog cá nhân sau khi bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ mua hosting, tên miền , giao diện đồng thời phải hao tâm khổ tứ xây dưng cấu trúc nội dung viết bài, chưa kể thời gian học hỏi cách quản lý thiết kế website WordPress để giúp bạn hoàn một oép sai hoành tráng cũng hề đơn giản và dễ dàng. 

Muốn duy trì web lâu dài bạn cần trả phí gia hạn định kỳ...  các bạn ạ ? mà tiền không tự nhiên mà có...

Thế nên nếu không tìm cách kiếm tiền từ website trước tiên là để duy trì nó,  hoặc bạn sẽ tốn một khoản tiền không hề nhỏ để " thoả mãn đam mê ".

Xem thêm bài viết về cách kiếm tiền online từ website theo link sau nhé. https://www.digitalnomad.vn/2021/03/mmo-kiem-tien-online-tu-website-khong-kho-nhung-phai-biet-cachVoi297.html